Để trẻ không mắc các bệnh nhiễm khuẩn, bạn hãy thêm tỏi, gừng, ớt chuông vàng, thịt bò… vào bữa ăn hằng ngày của bé.

Chiều cao phát triển tốt nhất trong thời kỳ 1.000 ngày vàng đầu đời nếu bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp chống lại các tác nhân xâm nhập là vi khuẩn, virus. Bạn nên cho con ăn những siêu thực phẩm dưới đây để tăng cường cơ chế kháng lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Tỏi

bi-quyet-giup-tre-phat-trien-chieu-cao-nhanh-chong-1

Thành phần có hoạt tính mạnh nhất trong tỏi chính là allicin, một chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và chống nhiễm trùng. Các nhà khoa học Anh đã tiến hành nghiên cứu trên 146 người, cho họ sử dụng chiết xuất tỏi hoặc giả dược trong vòng 12 tuần. Kết quả cho thấy những người được sử dụng chiết xuất tỏi ít có nguy cơ mắc cúm tới 67%. Loại gia vị này có thể kết hợp với các món xào, rán trong chế độ ăn cho trẻ trên một tuổi.

Liều lượng khuyến nghị là hai nhánh tỏi mỗi ngày và thêm tỏi băm vào các món ăn khoảng vài lần mỗi tuần.

Động vật có vỏ

Thành phần selenium dồi dào trong các loài động vật có vỏ như hàu, tôm hùm, cua và sò kích thích bạch cầu sản xuất ra các cytokine – những protein miễn dịch giúp đẩy lùi virus cúm.

Cá biển

bi-quyet-giup-tre-phat-trien-chieu-cao-nhanh-chong-2

Cá hồi, cá thu và cá trích rất giàu omega-3 có tác dụng làm giảm viêm, tăng thông khí và bảo vệ phổi khỏi chứng cảm lạnh cũng như nhiễm trùng đường hô hấp.

Liều lượng khuyến nghị: Hai bữa cá mỗi tuần.

Súp gà

Thành phần amino acid là cystein giải phóng từ thịt gà trong quá trình nấu nướng, một chất khá giống với thuốc điều trị viêm phế quản acetylcysteine. Nước súp nấu từ thịt gà có hiệu quả làm loãng đờm tương tự như các thuốc giảm ho. Thêm các loại gia vị như hành và tỏi vào món ăn này cũng giúp trẻ ăn ngon miệng lại tăng cường tác dụng phòng bệnh.

Liều lượng khuyến nghị là một bát súp mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.

Thịt bò

bi-quyet-giup-tre-phat-trien-chieu-cao-nhanh-chong-3

Thiếu hụt kẽm ở mức độ nhẹ cũng có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Kẽm trong chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển của các tế bào bạch cầu, một loại tế bào miễn dịch có khả năng phát hiện và tiêu diệt vi khuẩn, virus lạ xâm nhập vào cơ thể.

Khoảng 90 g thịt bò có thể cung cấp khoảng 30% nhu cầu kẽm khuyến nghị hàng ngày. Nếu bạn không yêu thích thịt bò, hãy nạp đủ kẽm cho cơ thể từ hàu, ngũ cốc bổ sung kẽm, thịt lợn, thịt gia cầm, sữa chua và sữa.

Khoai lang

Bạn có thể không tin rằng da lại là một phần thuộc hệ miễn dịch. Tuy nhiên, phần da bao phủ tới 1,5 m2 cơ thể lại đóng vai trò như hàng rào miễn dịch ban đầu ngăn cản sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus và tác nhân gây bệnh khác. Để cơ thể luôn khỏe mạnh, bạn cần cung cấp đủ vitamin A cho làn da.

Theo bác sĩ David Katz thuộc Trung tâm nghiên cứu phòng chống bệnh tật Yale-Griffin (Derby, CT), vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành mô liên kết, một thành phần cơ bản của da. Một trong những cách hiệu quả nhất để nạp đủ vitamin A cho cơ thể là từ thực phẩm giàu beta-caroten như khoai lang.

Liều lượng khuyến nghị khoảng 100 g khoai lang cung cấp khoảng 170 calorie và 40% nhu cầu vitamin A hàng ngày dưới dạng beta-caroten. Một số thực phẩm khác cũng rất giàu beta-caroten là cà rốt, bí, bí ngô và dưa lưới.

Nấm

bi-quyet-giup-tre-phat-trien-chieu-cao-nhanh-chong-4

Từ hàng thế kỷ nay, nấm luôn được coi là một thực phẩm vừa giàu dinh dưỡng vừa có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nấm làm tăng số lượng và chức năng của bạch cầu, khiến các tế bào này hoạt động tích cực hơn, nhất là khi cơ thể bị nhiễm trùng.

Các chuyên gia khuyên rằng nên ăn 7-30 g nấm vài lần mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể thêm nấm vào món sốt mì ống, xào với một ít dầu và bổ sung trứng hoặc trình bày lên món bánh pizza để thưởng thức.

Ớt chuông vàng

Thông thường khi bị ốm, điều đầu tiên bạn nghĩ đến là bổ sung vitamin C. Ớt chuông vàng là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Một trái ớt chuông vàng có thể cung cấp cho cơ thể 568% lượng vitamin C cần trong ngày. Từ khi được phân lập lần đầu tiên vào những năm 1930, vitamin C đã được cho là có thể điều trị các bệnh viêm đường hô hấp. Từ đó, các nghiên cứu đã chứng minh rằng vitamin C mặc dù không thực sự giúp cơ thể phòng bệnh cảm lạnh nhưng đóng một vai trò rất quan trọng giảm triệu chứng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thường xuyên bổ sung vitamin C với liều ít nhất tương đương nhu cầu khuyến nghị một ngày có thể giảm thời gian bị cảm lạnh và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chứng minh bổ sung vitamin C rất quan trọng trong việc tăng cường chức năng miễn dịch ở một số nhóm người nhất định, ví dụ như người cao tuổi, người hút thuốc lá lâu năm, các vận động viên luyện tập nặng và trẻ nhỏ.

Trái cây họ cam chanh

bi-quyet-giup-tre-phat-trien-chieu-cao-nhanh-chong-5

Trái cây họ cam chanh rất giàu vitamin C, giữ hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh. Một trái cam cỡ trung bình có thể cung cấp khoảng 117% nhu cầu vitamin C khuyến nghị một ngày. Các chất chống ôxy hóa như vitamin C có thể tăng cường chức năng miễn dịch bằng cách chống lại sự phá hủy của các gốc tự do.

Chất hóa học tự nhiên có trong vỏ của các loại trái cây này là limonene cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm phế quản. Những nghiên cứu sơ bộ ban đầu cho thấy, limonene chống ung thư và hỗ trợ giảm cân. Cách đơn giản để bổ sung cam quýt cả vỏ vào chế độ ăn là làm giấm.

Gừng

Gừng là loại gia vị đa năng và từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc. Gừng được sử dụng cho những người bị cảm lạnh từ hàng nghìn năm trước tại Nhật, Trung Quốc và trong y học dưỡng sinh. Nước đường thêm gừng được cho là có lợi cho cơ thể khi mới bị cảm lạnh và không bị sốt, giảm cảm giác buồn nôn.

Một cốc đường gừng tươi ấm cùng với mật ong và nước chanh có tác dụng làm loãng dịch nhầy, giảm cảm giác khó chịu và buồn nôn khi bị cảm lạnh.

Sữa chua

bi-quyet-giup-tre-phat-trien-chieu-cao-nhanh-chong-6

Probiotics, thành phần có hoạt tính trong sữa chua là vi khuẩn có lợi có tác dụng bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch đường ruột chống lại vi sinh vật có hại.

Khuyến nghị nên cho trẻ ăn hai khẩu phần sữa chua (340 mg mỗi ngày).

Yến mạch và lúa mạch

Theo một nghiên cứu của Na Uy, những loại ngũ cốc này có chứa beta-glucan là loại chất xơ có hoạt tính kháng khuẩn và chống ôxy hóa mạnh hơn cả echinacea (trong cây cúc dại). Động vật ăn những ngũ cốc này ít bị cảm cúm, nhiễm virus herpes hay thậm chí ít mắc bệnh than hơn. Trên người, beta-glucan giúp tăng cường miễn dịch, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và tác dụng hiệp đồng với kháng sinh.

Liều lượng khuyến nghị ít nhất một khẩu phần (một chén) bột yến mạch hoặc lúa mạch mỗi ngày.

Dr. Fitness

(Tổng Hợp)