Sau những buổi tập Yoga, người tập cảm thấy bản thân mình đã chế ngự được cơn đau của thể xác để đạt được kết quả viên mãn cho sức khỏe và cả tinh thần, theo lời đức Phật dạy: “chiến thắng vẻ vang là chiến thắng bản thân mình”.

Phật giáo

Phật giáo là một nền giáo dục trí tuệ có nguồn gốc từ Ấn Độ, nền giáo dục này đã và đang hướng con người nghĩ một cách bao dung, nói những lời chân thật và làm nhiều việc lương thiện trong cuộc sống, từ đó Phật giáo đã giải thoát dần dần con người khỏi những cảm xúc khổ đau tạm thời.

Yoga

Yoga là một món quà vô giá của truyền thống Ấn Độ cổ kính. Nó thể hiện sự thống nhất giữa Thân và Tâm; giữa ý nghĩ và hành động; giữa chế ngự và viên mãn; thể hiện sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên và thể hiện một cách tiếp cận tổng thể tới sức khỏe và phúc lạc. Yoga không phải để tập luyện thể thao mà là để khám phá ra tri giác về tính nhất thể của bản thân chúng ta với thế giới và thiên nhiên.

(“Yoga không phải để tập luyện thể thao mà là để khám phá ra tri giác về tính nhất thể của bản thân chúng ta với thế giới và thiên nhiên.”)

Nét tương đồng

Về các nguyên tắc:

Phật giáo có năm giới cấm dành cho phật tử, Yoga cũng nói về đạo lý khi đối xử với người khác, ở nhánh Yama, một trong 8 nhánh cấu thành nên Yoga. Nhánh Yama bao gồm 5 nguyên tắc, như 5 chiếc lá trên nhánh Yama:

– Ahimsa: Không bạo lực.

– Satya: Trung thực.

– Asteya: Không trộm cắp.

– Brahmacharya: Giữ gìn phẩm hạnh (kiềm chế tình dục).

-Aparigraha: Không tham lam.

Về ẩm thực chay:

Ấn Độ là quốc gia nổi tiếng với nền ẩm thực chay phong phú. Vì thế hai di sản của Ấn Độ cũng thấm nhuần tinh thần chay tịnh. Phật giáo khuyến khích con người ăn chay, đối với những người đã luyện tập yoga đạt đến trình độ đáng kể chính là những người chay trường.

Nét khác biệt

Chế độ ăn uống chay kiểu yoga giản dị, tự nhiên và lành mạnh, theo chế độ ăn chay yoga sẽ giúp tâm trí bạn thư thái, năng lượng tràn đầy trong cơ thể, thân thể nhẹ nhàng. Đối với yoga, nấm là loài thực vật thường mọc trong bóng tối vào ban đêm, tượng trưng cho năng lượng âm khí. Do đó, người tu tập yoga khi ăn nấm sẽ rất khó tịnh tâm ngồi thiền. Mặt khác, chế độ ăn yoga chú trọng vào việc ăn rau củ, đậu và sữa, chứ không chỉ có đậu phụ. Người yogi vẫn bảo đảm đủ 5 nhóm dinh dưỡng chính: chất xơ, đường, protein, vitamin, khoáng chất với những thực phẩm tự nhiên, hoàn toàn không qua chế biến sẵn.

(Đối với yoga, nấm là loài thực vật thường mọc trong bóng tối vào ban đêm, tượng trưng cho năng lượng âm khí. Do đó, người tu tập yoga khi ăn nấm sẽ rất khó tịnh tâm ngồi thiền.)

Yoga và Phật giáo đã và đang tương trợ lẫn nhau trong việc đưa tâm hồn người Việt Nam đến gần hơn với Chân – Thiện – Mỹ

Nhiều phật tử trẻ đã quy y được 5 năm, học giáo lý Phật pháp rất nhiều, sau đó họ tìm đến yoga và cảm nhận tâm trí mình thấm nhuần tư tưởng buông bỏ của Phật pháp ngày càng sâu đậm. Tuổi trẻ học Phật pháp nhiều đến đâu, nhưng chắc chắn cũng sẽ có những phút yếu lòng chưa đủ bản lĩnh để chiến thắng những cú sốc tinh thần quá lớn trong cuộc đời.

Yoga với những tư thế khai mở các quan năng và cân bằng hai nguồn năng lượng âm – dương trong một con người chính là công cụ chuyển hóa mạnh mẽ, tập yoga đều đặn hàng ngày dần dần qua một, hai tháng, phật tử cảm nhận rõ tâm hồn mình đang dần nhẹ bẫng vì buông được những tham cầu bên ngoài về vật chất và luyến ái.

Con người chỉ hướng ra ngoài khi nội tâm của họ thiếu hụt và không cân bằng, Hatha Yoga giúp tâm hồn họ duy trì được yếu tố năng động sôi nổi của mặt trời và yếu tố tĩnh tại nhu thuận của mặt trăng. Vì để thực hiện những động tác căng và giãn trong thời lượng từ 15 giây đến một phút, người tập cần dùng ý chí mạnh mẽ để điều khiển tay chân sau đó duy trì tư thế theo khoảng thời gian đó, cùng với hơi thở tĩnh tại để đưa oxy vào mạch máu, đi đến hệ cơ để, giảm cảm giác đau và làm mềm cơ thể. Sau những buổi tập, người tập cảm thấy bản thân mình đã chế ngự được cơn đau của thể xác để đạt được kết quả viên mãn cho sức khỏe và cả tinh thần, theo lời đức Phật dạy: “Chiến thắng vẻ vang là chiến thắng bản thân mình”.

Tập Yoga một thời gian, giác quan thứsáu của con người càng trở nên nhanh nhạy, họ có thể thấu hiểu tâm trạng cùng những mong muốn thầm kín của người khác, một phần vì Yoga giúp họ đủ tĩnh tại để lắng nghe người mà không phán xét, như theo hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm. Bên cạnh đó, vì Yoga thể hiện sự thống nhất giữa Thân và Tâm, giữa ý nghĩ và hành động, cho đến khi người tập đạt đến mức độ có thể đứng và ngồi trong tâm thế yoga trong vô thức, giác quan thứ sáu của họ hoạt động ngay trong khi đang làm việc và giao tiếp với người khác.

Theo Serene Yoga và Phatgiao.org.vn