Hệ thống tiền đình có vai trò duy trì sự cân bằng cho cơ thể bạn. Vì những lý do khác nhau, hệ thống này đôi khi lại “đi xiên” gây ra các triệu chứng như chóng mặt và buồn nôn. Các bác sĩ và chuyên gia sau khi nghiên cứu các nguyên nhân rối loạn tiền đình đã đưa ra các bài tập để cải thiện các triệu chứng của bạn. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng bạn nên có một môi trường yên tĩnh để luyện tập để có được những hiệu quả tốt.
Bài tập Brandt-Daroff
Hãy bắt đầu bằng cách ngồi ở mép giường và nhìn thẳng về phía trước. Nhận biết được dấu hiệu như chóng mặt, bạn hãy nằm thẳng ra với đầu ở tư thế nghiêng 45 độ. Giữ như thế trong 30 giây rồi ngồi dậy. Lặp lại 5 lần động tác này với đầu hướng lần lượt sang phía đối diện.
Bài tập thể dục mắt
Trong khi ngồi thoải mái trên ghế với đôi bàn chân đặt ngay ngắn trên sàn nhà. Sử dụng một vật nào đó ví dụ như một chiếc thẻ trò chơi chẳng hạn. Cầm nó cách xa mắt với khoảng cách là độ dài của cánh tay bạn. Bắt đầu di chuyển thẻ đó từ trái qua phải để mắt cũng di chuyển theo. Tiếp tục từ 1 – 2 phút hoặc có thể hơn cho đến khi các triệu chứng căng thẳng giảm dần.
Tập thể dục với đầu
Cũng làm như với tập thể dục với mắt nhưng lần này không di chuyển mắt và di chuyển đầu theo tấm thẻ. Tuy nhiên quay đầu sao cho mắt luôn tập trung được vào thẻ, tiếp tục từ 1 – 2 phút cho đến khi các triệu chứng giảm dần.
Kết hợp đầu và mắt
Đây là bài tập cao hơn của 2 bài tập trên. Ngồi thoải mái trên ghế với chân giữ vững trên sàn nhà. Sử dụng một vật ví dụ như tấm thẻ và giữ cách xa khuôn mặt một sải tay. Quay đầu và bắt đầu di chuyển thẻ chiều ngược lại trong khi vẫn giữ đôi mắt tập trung vào thẻ. Nếu đầu bạn di chuyển sang trái, thẻ di chuyển sang phải với đôi mắt tập trung vào thẻ. Tiếp tục từ 1 – 2 phút cho đến khi các triệu chứng căng thẳng đã giảm bớt.
Bên cạnh việc luyện tập các bài tập riêng về tiền đình, người bệnh nên kết hợp tập thể dục và điều chỉnh các thói quen, lối sống như: không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính, hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá, tránh thay đổi tư thế đột ngột, giảm thiểu căng thẳng, lo âu…
Tập luyện là cách thử thách tốt nhất để tăng cường sức chịu đựng, bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh không nên tập quá sức mà phải làm quen dần dần với các tư thế, từ chậm đến nhanh, tăng dần thời gian để cơ thể thích nghi….tránh xảy ra những biến cố trong khi tập.
Bệnh rối loạn tiền đình tuy không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất hay tái phát có thể gây suy nhược cho sức khỏe của bạn làm ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống. Vì vậy nên thảo luận với bác sĩ về triệu chứng cũng như cách điều trị.