Bà bầu tập gym hay có nên tập gym khi mang thai hay không chính là 2 trong số nhiều câu hỏi đang rầm rộ lên hiện nay khiến nhiều chị em phân vân tự hỏi. Đây chắc chắn là điều mà nhiều chị em bỉm sữa băn khoăn vì sợ ảnh hưởng tới con cái. Hôm nay, Dr. Fitness sẽ giúp bạn hiểu rõ liệu mang thai có nên tập gym, thể dục hay không nhé.

Bà bầu có nên tập gym không và có gây hại cho em bé trong bụng hay không?

 

Nhiều người luôn tin chắc 1 điều rằng, tập luyện trong khi đang mang thai sẽ rất dễ gây xẩy thai; tuy nhiên tới giờ vẫn chưa hề có 1 bằng chứng khoa học hay chứng minh nào cả về mối liên hệ giữa 2 điều này. Mặc dù, nếu nhìn ra các nước phương Tây thì chị em mang thai tập tạ vẫn đều đặn và khỏe, con khỏe như thường.

Theo giáo sư khoa sản của đại học Y Khoa New York, Hoa Kỳ Bruce K. Young, tập thể dục nặng không gây ra bất kỳ thương tổn nào cho thai nhi. Bạn chỉ gặp phải 1 hiện tượng là nhanh mệt hơn so với bình thường mà thôi. Khi mang thai, lượng máu trong người thai phụ sẽ tăng lên khoảng 50% và trái tim của người mẹ sẽ phải đập, bơm máu nhiều hơn tới khắp các cơ quan trong cơ thể và cả thai nhi. Do đó, chỉ cần nhớ nguyên tắc “hãy giảm cường độ tập luyện xuống thấp hơn (đủ cảm thấy thoải mái) trước khi mang thai là được.”

Mặc dù, trong giai đoạn này không phải là lúc bạn bùng cháy hết mình cùng tạ, nhưng tập luyện vẫn rất cần thiết cho cả 2 mẹ con cùng khỏe mạnh.

Nếu bạn cảm thấy thở nhanh hơn bình thường trong khi mang bầu thì cũng không nên lo lắng quá nhé. Tất cả là do lượng máu tăng cao nên bạn cần phải thở nhanh hơn để nạp nhiều oxy và thải lượng CO2 nhiều hơn (bao gồm cả em bé nữa đó nhé).

Nghiên cứu của tiến sĩ Dennis Jense (thuộc đại học Queen) về hệ hô hấp của phụ nữ trong thời kỳ mang thai cho thấy, cơ thể thích nghi rất nhanh chóng và những phụ nữ mang thai ở tuần thứ 20-28-36 đều có thể tập bình thường.

Những lợi ích tuyệt vời của việc tập gym cho bà bầu

  • Tập luyện giúp tâm trạng thoải mái, giải tỏa stress: Nhiều chị em phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ thường rất dễ cáu gắt, mệt mỏi và căng thẳng. Do đó, tập luyện sẽ giúp sản sinh ra nhiều Endorphins, giúp tinh thần thoải mái và hạnh phúc hơn.
  • Kiểm soát được cân nặng: Chắc chắn chẳng ai muốn sau khi sinh, người sồ sề, mỡ bụng bao quanh đúng không. Tập luyện chăm chỉ sẽ giúp chị em nhanh chóng giải quyết được điều này.
  • Giúp ngủ ngon hơn và dễ đi vào giấc ngủ hơn
  • Giúp tiêu hóa tốt hơn, hạn chế đi các chứng táo bón.
  • Giúp dẻo dai hơn, chịu đựng tốt hơn, sẵn sàng cho sinh.
  • Giảm huyết áp cao, các vấn đề tiền sản có thể gây sinh non, nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Ngăn chặn các hiện tượng giãn tĩnh mạch, trĩ hay tiểu đường.

Những bài tập nào phù hợp trong thời kì mang thai?

 

Đọc tới đây thì chắc chắn các bà bầu tập gym đã hết lo lắng rồi đúng không nào. Giờ chúng ta sẽ cùng xem coi bài tập nào sẽ phù hợp nhất nhé.

  • Nâng tạ (tập tạ): Trong giai đoạn đầu và thứ 2, bạn vẫn có thể tập tạ bình thường. Tuy nhiên, cần phải nhớ kỹ các lưu ý ghi dưới đây.
  • Bơi lội: Đây là 1 trong những môn thể thao tuyệt vời cho các bà bầu tập thể dục, vì nước giúp giảm áp lực cho xương khớp rất tốt.
  • Aerobics dưới nước: Môn thể dục này chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam, tuy nhiên, nó rất có lợi cho sức khỏe của các mẹ bầu.
  • Yoga: Thật sự là 1 cách lý tưởng để thư giãn, tìm sự dẻo dai, thậm chí còn giúp giảm các chứng đau nhức trong thời gian thai kỳ.
  • Pilates: Đây cũng là 1 môn thể dục tuyệt vời để giúp bạn sinh nở dễ dàng hơn.
  • Đi bộ hay chạy bộ: Nếu không thể tập luyện các bộ môn trên, thì đi hay chạy bộ nhẹ nhàng cũng là 1 môn thể dục cực tốt cho bạn đó nhé. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước cho chắc để tránh chạy tốc độ nhanh gây ảnh hưởng tới sức khỏe bé nhé.

Khi nào nên DỪNG tập gym khi mang thai?

 

Nếu trong quá trình mang thai và tập gym xẩy ra những triệu chứng dưới đây, hãy dừng tập ngay và ngay lập tức đi tới bệnh viện kiểm tra kỹ càng nhé.

  • Chảy máu âm đạo
  • Nhức đầu (nặng hay nhẹ cũng vậy)
  • Buồn nôn quá nhiều
  • Đau bụng

Lưu ý khi tập trong từng giai đoạn mang thai

Giai đoạn 1

 

Lúc này, bạn vẫn có thể tập tạ bình thường như lúc chưa mang thai. Tuy nhiên, tốt nhất vào giai đoạn này, bạn hãy đăng ký các lớp học Yoga hay Pilates dành riêng cho bà bầu, sẽ tốt cho bạn hơn nhiều đó.

Nếu cảm thấy hơi mệt, hãy giảm cường độ tập xuống chứ đừng nghỉ tập luôn nhé.

Giai đoạn 2

 

Ở khoảng thời gian này, trái tim của bạn phải hoạt động nhiều hơn để lưu thông nhiều máu tới các cơ quan bên trong. Do đó, hãy giảm cường độ tập Cardio xuống khoảng 20-30%. Tránh xa các bài tập uốn cong lưng như bài tập Yoga Downward Dog nhé.

Giai đoạn 3

Vào giai đoạn này, các khớp xương rất dễ bị tổn thương; do đó, hãy cẩn thận khi nâng tạ. Tốt nhất là lúc này, bạn nên tập các bài tập Free Weight (không dùng máy tập). Ngoài ra, bạn có thể đi bộ hay đi bơi sẽ tốt nhất nhé. Vừa thư giãn vừa không gây tác động mạnh vừa thư giãn khớp xương. Những điều cần tránh trong giai đoạn thai kỳ

 

Những điều cần tránh trong giai đoạn thai kỳ

  • Không nên tập khi sức khỏe của bạn và bé không ổn định. Trước khi quyết định có nên tập gym khi mang thai, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.
  • Không tham gia vào các môn thể thao đối kháng hay đồng đội.
  • Không tập bật nhảy nhé.
  • Khi mang thai ở tháng thứ 3, hạn chế các bài tập nằm nhiều, dễ gây chèn ép lưu thông máu huyết.
  • Không tập vào những ngày nắng nóng hay buổi trưa nóng quá.
  • Khi đi tập trong giai đoạn này, xác định rõ ràng là nâng cao sức khỏe cho mẹ và bé. Chứ không phải để giảm cânnên đừng có mà tập quá sức nhé.
  • Nên chọn các trang phục thoải mái, thư giãn nhé.
  • Luôn uống đủ nước mỗi ngày. Có lẽ bạn nên đọc bài viết 8 thời gian vàng cần uống nước mỗi ngày.
  • Luôn phải tập các bài tập khởi động trước khi tậpvà luôn tập các bài tập giãn cơ sau khi tập nhé.
  • Luôn lắng nghe cơ thể, để không tập quá sức nhé. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào khác lạ, hãy đi khám ngay và liền.
  • Không tập thể dục nếu bạn có tiền sử sinh non hay xảy thai.
  • Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập nhé.

Vậy là bạn đã biết rõ liệu bà bầu tập gym có nên hay không rồi đó. Mọi việc vẫn tốt, tuy nhiên, để đảm bảo hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

DR.FITNESS (Tổng hợp)